Cách làm mái bạt kéo


15 Bước hướng dẫn cách làm mái bạt kéo xếp lượn sóng chi tiết nhất, từ a tới z.

Xin chào các bạn đã đến với:

Hùng cường- auto hungcuongauto.com

Chúng tôi là đơn vị chuyên thi công, cung cấp linh kiện, phụ kiện mái bạt xếp  lượn sóng trên toàn quốc. Để đap ứng nhu cầu ngày càng cao trên thi trường, ngày càng có nhiều xưởng sản xuất muốn học hỏi, hướng dẫn cách làm mái bạt kéo. Cho nên trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ và hướng dẫn các bạn cách làm lên một công trình mái bạt kéo, một cách chi tiết , và dễ hiểu nhất, gói gọn trong 15 bước.

Tư vấn
Tư vấn

Nội dung :
Mái bạt kéo là gì? Tại sao lại gọi là mái bạt kéo?
Hướng dẫn các bước làm mái bạt kéo .
Giai đoạn 1: Hướng dẫn các bước chuẩn bị làm mái bạt kéo xếp.
Bước 1: Khảo sát trước khi thi công mái bạt kéo lượn sóng.
Bước 2 : Thiết kế mái bạt kéo xếp, bằng file cad, hoặc dil 3D.
Bước 3: Lên báo giá, dự toán chi tiết cho một công trình mái bạt kéo.
Bước 4: Chuẩn bị vậy liệu trước khi làm mái bạt xếp kéo
Bước 5: Gia công khung kèo mái bạt kéo
Bước 6: Vận chuyển vật liệu mái bạt xếp tới công trình.
Giai đoạn 2: Hướng dẫn cách thi công mái bạt kéo xếp lượn sóng tại công trường.
Bước 7: Thi công móng mái bạt kéo xếp.
Bước 8: Dựng cột kết cấu cho mái xếp.
Bước 9: Dựng kèo chịu lực và kèo thang cho mái xếp.
Bước 10: Đưa bạt xếp lên khung đã dựng sẵn.
Bước 11: Lắp đặt mái phụ, che chắn các điểm giao nhau giữa các mái bạt xếp lượn sóng.
Bước 12: Lắp đặt motor tự động, hoặc lắp đặt hệ thống kéo bằng tay.
Bước 13: Check list, sửa lỗi trước khi bàn giao.
Bước 14: Nghiệm thu, bàn giao.
Bước 15: Rút ra kinh nghiệm khi thi công.
Các lưu ý khi khi sử dụng, vận hành mái bạt xếp lượn sóng.
Tóm kết sau khi thi công mái bạt xếp lượn sóng.

 

Mái bạt kéo là gì? Tại sao lại gọi là mái bạt kéo?

Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm “mái bạt xếp lượn sóng” là gì ? 
Đây chính là thuật ngữ được nhiều người tìm kiếm trong hai ba năm gần đây , Bên cạnh đó nó còn được mọi người gọi bằng nhiều tên khác nhau như : “bạt kéo, mái che xếp, mái xếp lượn sóng, mái hiên xếp, mái che kéo, mái che bằng bạt, mái che đẹp”. Nhưng tất cả đều có một nguyên lý, một cấu tạo chung, một cách làm chung và cuói cùng là cùng chung một mục đích sử dụng. 
Mái bạt xếp lượn sóng được hiểu đơn giản là một hệ mái che mới, với tính ưu việt của nó, nó có thể thu vào hoặc mở ra một cách dễ dàng, Chất liệu mái được làm bằng bạt và được nhia làm nhiều đợt sóng, chính vì thế cho nên nó có tên gọi là mái bạt xếp lượn sóng. 
Hình cảnh minh hoạ cách làm mái bạt kéo lượn sóng.
Hình cảnh minh hoạ cách làm mái bạt kéo lượn sóng.

Hướng dẫn các bước làm mái xếp di động.

Giai đoạn 1: Hướng dẫn các bước chuẩn bị làm mái bạt kéo xếp.


Bước 1: Khảo sát trước khi thi công mái bạt kéo lượn sóng.

Như chúng ta đã biết khi thi công bất cứ một công trình gì thì công tác đầu tiên không thể thiếu đó là khảo sát thực địa tại công trình. Việc khảo sát với mục địch nắm rõ được các thế mạnh, các điểm yếu, các tính chất đặc thù để tư vấn và thiết kế cho phù hợp với các công trình xung quanh đông thời nắm bắt yêu cầu , mong muốn của chủ đầu tư. Vậy khi đi khảo sát chúng ta cần chẩn bị những gì : 
•    Thước dây, hoặc thước kéo . => đo lại hiện trạng , để thiết kế, sản xuất và làm dự toán
•    Sổ ghi chép => ghi chép lại kích thước, ghi chú các yếu tô ảnh hưởng xung quanh để chúng ta lưu ý khi thi công.
•    Mẫu vật liệu như : Bạt myung-sung hoặc mẫu bạt Dongyang. Bi, buly => Với tâm lý sợ hàng giả, hàng nhái của khách hàng, khi chúng ta mang các mẫu vật liệu thực tế cho khách hàng xem, đó là 1 sự tin tưởng tuyệt đối và làm cho khách hàng dễ ra quết định hơn khi lựa chọn màu sắc, chất liệu hay đơn vị thi công.
•    Chuẩn bị các hình ảnh, mẫu công trình mái xếp đã làm => Đây là cái cần có để cho khách hàng hiểu một cách nhanh nhất về công trình của họ khi thi công xong nó sẽ làm giống như mẫu nào, 
•    Fly cam ( nếu có) => giúp chúng ta chuyên nghiệp hơn, nhìn hiện trạng một cách tổng thể, thuận tiện cho việc thiết kế sau này.
Như vậy tất cả các công cụ trên mà Hùng cường-auto vừa chia sẻ đã giúp chúng ta chủ động trong việc khảo sát và tư vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất.
HÌnh ảnh khảo sát hiẹn trạng trước khi làm mái xếp di độngHÌnh ảnh khảo sát hiẹn trạng trước khi làm mái xếp di động
 


Bước 2 : Thiết kế mái bạt kéo xếp, cáobản vẽ cad mái xếphoặc file 3D.

Để làm được một công trình mái xếp đẹp điều không thể thiếu đó chính là công tác thiết kế mái xếp di động. với mục đích :
•    Trình chủ đầu tư về phương án thiết kế mái bạt xếp lượn sóng.
•    Thống nhất về hình thức, chủng loại, kết cấu của mái bạt xếp lượn sóng.
•    Là căn cứ để hai bên nghiệm thu.
•    Là căn cứ đẻ các đội thợ thi công chính xác. 
•    Thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín.
Hình ảnh 3d thiết kế mái xếp di độngHình ảnh 3d thiết kế mái xếp di động
 
Vậy để thiết kế 1 bản vẽ mái bạt xếp lượn sóng thì làm bằng cách nào ? 
Đối với những người rành về máy tính, các bạn có thể tải phần mềm autocad về, chúng ra có thể học trên youtube là có thể làm được. đây là 1 bản vẽ mái
bạt xếp lượn sóng của Hùng cường- auto các bạn có thể tải về xem.
Đối với những bạn nào cần tốc độ, và độ chuyên nghiệp cao thì các bạn có thể thuê một đơn vị độc lập chuyên thiết kế các hệ mái xếp di động , các bạn có thể tham khảo tại đây.

Bước 3: Lên báo giá, dự toán chi tiết cho một công trình mái bạt kéo.

Sau khi chúng ta đã khảo sát, đã thiết kế thì lúc này đã có đầy đủ kích thước , khối lượng, đây chính là cơ sở để có thể lên một bản dự toán chi tiết , các công việc , các chi phí, và tiến độ để gửi cho chủ đầu tư. Để hình dung một cách dễ dang hơn Hùng cường – auto xin gửi tới các bạn Bảng báo giá làm mái bạt xếp lượn sóng dưới đây:
Xem bảng báo giá mái xếp, bấm bào hình ảnh
Xem ảnh để biết mái xếp giá bao nhiêu?
 

Bước 4: Chuẩn bị vậy liệu trước khi làm mái bạt xếp kéo

Khi chúng ta đã thống nhất , ký hợp đồng với chủ đầu tư về việc thi công mái bạt xếp lượn sóng xong, thì bây giờ sẽ là công tác chuẩn bị vật tư , vật liệu để quá trình thi công được thực hiện một cách trơn tru và đúng tiến độ. Để làm được một công trình mái xếp thì chúng ta cần 2 loại vật liệu chính:
Một là vật liệu để làm khung thép.
•    Bulong liên kết móng
•    Bulong liên kết các đoạn kèo , kèo ray và cột
•    Cột mái xếp , có thể làm bằng cột sắt tròn hoặc làm bằng cột giàn không gian.
•    Kèo chịu lực và kèo ray lằm bằng sắt.
Chuẩn bị khung thếp để làm mái bạt kéo di động
Chuẩn bị khung thếp để làm mái bạt kéo di động
 

Hai là các phụ kiện mái bạt xếp
•    Bạt mái xếp, phần này các bạn phải đặt trước để trong khi chúng ta gia công khung, bên may ép bạt mái xếp đi dộng cùng lúc gia công luôn để đảm bảo tiến độ thi công. 
•    Bi mái xếp.
•    Puly mái xếp.
•    Máng treo mái xếp, ( u treo mái xếp, ray treo ámi xếp)
•    Dây kéo mái xếp.
•    Dây cữ mái xếp
•    Motor mái bạt xếp.
•    Tay quay mái bạt xếp.
Trên đây là tất cả các loại vật tư, linh kiện, phụ kiện mà hungcuong auto vừa chia sẻ, ngoài ra bạn cần tìm hiểu về giá phụ kiện mái xếp để thi công được 1 công trình.
Phụ kiện mái bạt kéoPhụ kiện mái bạt kéo

Moto ống egine kéo bạt xếp.Moto ống egine kéo bạt xếp.
 

Bước 5: Gia công khung kèo mái bạt kéo

Việc gia công khung kèo mái xếp khó hay dễ phụ thuộc vào tính chất công trình có độ vượt nhip dài hay ngắn. 
Về cơ bản thường có 6 loại kèo như sau :
•    Kèo mái bạt xếp dạng đơn :
•    Kèo mái bạt xếp dạng thang:
•    Kèo mái bạt xếp dạng dạng hộp:
•    Kèo mái bạt xếp dạng vòm:
•    Kèo mái bạt xếp dạng I :
•    Kèo mái bạt xếp dạng giàn không gian:
Công tác gia công khung kèo mái bạt xếp di động.Công tác gia công khung kèo mái bạt xếp di động.
 
Cột mái bạt xếp :
•    Cột mái bạt xếp dạng đơn.
•    Cột mái bạt xếp dạng hộp.
•    Cột mái xếp thép hình.
Kèo ray mái bạt xếp :
•    Kèo ray dạng hộp.
•    Kèo ray làm đan bằng kèo thang.
•    Kèo ray dạng đơn.
Cuối cùng trong công tác gia công chính là sơn, chúng ta có thể sơn bằng sơn mạ kẽm hoặc các loại sơn chống gỉ, sau đó sơn phủ màu lên trên.

Bước 6: Vận chuyển vật liệu mái bạt xếp tới công trình.

Lưu ý lớn nhất khi vận chuyển mái xếp, đó là các công trình có đột vợt nhịp lớn, dẫn tới các kèo rất dài cỏ thể lên tới 20 – 30m , khi gia công chúng ta phải tính các khớp nối, đẻ có thể ghép lại và tháo ra một cách dễ dàng, thuận tiện cho việc thi công và lắp đặt.
Toàn bộ mái xếp được vận chuyển bằng n\xe chuyên dụng tới công trình
Toàn bộ mái xếp được vận chuyển bằng n\xe chuyên dụng tới công trình

 

Giai đoạn 2: Hướng dẫn cách thi công mái bạt xếp lượn sóng tại công trường.

Bước 7: Thi công móng mái bạt kéo xếp.

Móng mái xếp to hay nhỏ, phức tạp hay đơn giản phụ thuộc vào diện tích của mái. Đối với các công trình có diện tích nhỏ, chúng ta có thể khoan bắt bulong xuống sàn và bắt cố định bản mã chân cột vào, còn đối với các công trình lớn, chúng ta cần làm móng cốc, có kích thước 50cm đến 1m, đào bỏ đất và đổ bê tông, chon bulong chữ j xống, đầu trển liên kết bản mã với cột.

Bước 8: Dựng cột kết cấu cho mái xếp.

Cột mái xếp có thể sủ dụng loại cột đơ cho các công trình mái xếp dạng nhỏ, cột khôn gian hoặc cột tròn có đường kính lớn từ 141 – 350mm, khi dựng các cột to và cao , chúng ta nên sử dụng cẩu để tăng năng suất và hiểu quả làm việc.

Bước 9: Dựng kèo chịu lực và kèo thang cho mái xếp.

Cũng tương tư như cột, các hệ kèo mái bạt xếp chúng ta cũng nên sử dụng cẩu để lắp đặt kèo, đối với mái to, khổ độ lớn, còn các hệ kèo , mái nhỏ thi chúng ta có thể sử dụng giàn giáo hoặc thang chữ a để lắp đặt.

Công tác dụng khung kèo mái xếp tại công trìnhCông tác dụng khung kèo mái xếp tại công trình

 


Bước 10: lắp đặt bạt xếp lên khung đã dựng sẵn.

Đối với bạt, chúng ta sẽ làm như sau :
•    Tìm một khu vực rộng, trải bạt ra , xêp lớp theo chiều chảy nước sao cho bạt không bị rối, nhăn nheo, gập gẫy, sao cho phẳng nhất có thể.
•    Lấy thanh sao ( thanh sỏ bạt ) có thể dùng thanh thép 20x20x1.1 ,  25x25x1.1 , 20x40x1.1 tuỳ từng khổ độ để chúng ta chọn được loại thép phù hợp nhất
•    Luồn thanh sáo vào lỗ đã được may ép sẵn trên bạt.
•    Đo khoảng cách giữa các kèo ray sau đó đánh dấu lên bạt.
•    Bắn bi kép lên vị trí vừa đánh dấu, sao cho ít sai số nhất có thể.
•    Lấy dây bó bạt lại sao cho gọn nhất có thể. 
•    Kê sẵn giàn giáo để cẩu bạt lên gần vị trí lắp vào các thanh ray trên mái.
•    Dùng cẩu hoặc ròng rọc, cẩu bạt lên vị trí đã bố trí giàn giáo,
•    Lắp từng đợt sóng bạt vào ray , lắp đồng thời 2 bên sao cho đều nhất.
•    Sau khi lên bạt hết, chúng ra sẽ bắn giây cữ, để giữ khoảng cách giữa các sóng rơi vào khoảng 50cm.
Công tác lắp dụng mái bạt lên khung sắt.Công tác lắp dụng mái bạt lên khung sắt.


Bước 11: Lắp đặt mái phụ, che chắn các điểm giao nhau giữa các mái bạt xếp lượn sóng.

Các mái phụ chúng ta có thể làm bằng bạt, hoặc bằng mái nhựa kính. Chiều rộng trung bình khoảng 1m, sao cho che chắn không bị gột nước.

Bước 12: Lắp đặt motor tự động, làm hệ thống ròng rọc bạt kéo.

Để mái xếp kéo ra hoặc thu vào được, thì chúng ta phải lắp đặt hệ thống dây ròng rọc để kéo bạt, có thể lắp theo kiểu kéo tuần hoàn một dây hoặc lắp tuần hoàn 2 dây theo hình chữ u các bạn có thể xem tại dây.

Cách làm ròng rọc bạt kéo

Mái xếp có thể sử dụng bằng tay quay thao tác thủ công hoặc bằng motor điều khiển từ xa. 

Bước 13: Check list, sửa lỗi trước khi bàn giao mái bạt xếp di động.

Để công tác bàn giao thuận tiện thì trước tiên chúng ta sẽ kiểm tra nghiệm thu nội bộ trước sao cho mọi thư đều đảm bảo kết cấu, hoạt động trơn tru và đẹp nhất. Hùng cường – auto xin gửi tới các bạn bảng checklist sau để tiện theo dõi, kiểm tra.

Bước 14: Nghiệm thu, bàn giao.

Cuối cùng, mọi thứ hoàn tất thì chúng ta sẽ mời chủ đầu tư nghiệm thu theo đúng thiết kế, đúng vật liệu, đúng tiến độ và hướng dẫn chủ đầu tư cách vận hành đưa vào sử dụng.

Bước 15: Bảo hành, Bảo trì mái xếp bạt xếp di động.

Sau khi bàn giao chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi, nếu mái có trục trặc về kỹ thuật thì phải điều chỉnh ngay, đồng thời sau khoảng thời gian 6 tháng hoặc một năm chúng ta sẽ tra mỡ bò vào các máng bạt treo xếp để mái luôn hoạt động trơn tru.

Rút ra kinh nghiệm khi thi công mái bạt xếp di động theo từng công trình.

Để nâng tầm thương hiệu, nâng cao chất lượng, nâng cao sản phẩm thì chúng ta cần phải không ngừng học hỏi, update và rút ra kinh nghiệm thực tiễn khi thi công. Đối với mỗi công trình chúng ta cần nhìn lại và đúc kết lại kinh nhiệm như :
Hình thức mái bạt xếp lượn sóng đã đẹp hay chưa ?
Kết cấu mái xếp đã tối ưu hay chưa ?
Cách phục vụ đã ổn hay chưa ?
Khách hàng đã hài lòng hay chưa ?
Và cuối cùng tại sao các vấn đề đó lại chưa ổn và tìm cách khắc phục các điều đó, để các công trình mái bạt xếp lượn sóng lần sau tốt hơn, chất lượng hơn, và chuyên nghiệp hơn.

Các lưu ý khi khi sử dụng, vận hành mái bạt xếp lượn sóng.

•    Tránh lá cây để rơi vào mái xếp, nếu rơi vào chúng ra cần phải vệ sinh sạch sẽ.
•    Khi giông bão to, cần thu lại để giữ độ bền cho mái xếp tốt hơn.
•    Tra dầu mỡ vào bi, motor định kì để giữ độ bền cho hệ thống chuyển động.
•    Khi điều khiển mottor chúng ta không nên kéo ra hoặc thu lại nhiều lần, dẫn đến làm nóng motor từ đó giảm tuổi thọ của motor.

Tóm kết toàn bộ hướng dẫn cách làm mái bạt xếp lượn sóng.

Như tiêu đề của bài viết, Hùng cường - auto đã hướng dẫn các bạn từ A-Z cách làm mái bạt xếp lượn sóng. Bao gồm 15 bước quan trong được chia ra làm 2 giai đoạn chính, giai đoạn chuẩn bị và thi công, cùng với các lưu ý khi sử dụng mái bạt xếp. để các bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi có làm video miêu tả chi tiết ,c các bạn có thể xem tại đây nhé : 

Video hướng dẫn cách làm mái bạt kéo.



Nếu các bạn nào còn thắc mắc, hay băn khoăn hoặc cần nhập phụ kiện, linh kiện, bạt mái xếp di động hãy gọi chúng tôi théo số máy039 2323 173, hoặc nhắn tin vào zalo. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho các bạn.

Các từ khoá được tìm kiếm nhiều : 
Hướng dẫn làm mái bạt xếp, Cách làm mái bạt xếp, Hướng dẫn làm bạt kéo, Hướng dẫn cách làm mái che xếp, Hướng dẫn làm mái xếp lượn sóng, Cách làm mái hiên xếp, Cách làm mái che kéo, Tự làm mái che xếp, Cách làm mái che xếp, Cách làm mái che bằng bạt, Cách làm ròng rọc kéo bạt, Cách làm mái che đẹp.

 

Các liên kết hữ ích giúp bạn hiểu thêm về mái bạt xếp di động:

Mái xếp di động.
Cách làm mái bạt kéo xếp.
Mái che xếp giá bao nhiêu?
Phụ kiện mái bạt xếp.

Bản vẽ cad mái xếp.
giá phụ kiện mái bạt xếp